Dịch Vụ Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái?

Thứ Ba, 09/05/2023
Nguyen Mai
Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái?

Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái?

Trong bất kỳ lễ cúng như giỗ chạp, khai trương,...việc dùng gà để cúng là một tục lệ không thể thiếu từ bao đời nay. Điều này thể hiện sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cúng gà còn thể hiện ý nghĩa mang đến may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, đối với các đám lễ nên lựa chọn cúng gà trống hay mái là câu hỏi không phải ai cũng rõ? Và để giải đáp, Dịch Vụ tâm linh xin mời bạn đọc hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của việc cúng gà ở Việt Nam

Theo phong tục người Việt, từ thời xa xưa đã dùng gà làm vật cúng trong các ngày lễ, đặc biệt là trong đêm giao thừa. Đến hiện nay, việc cúng gà trống hay mái trong một số lễ cúng, trừ một số dịp lễ bắt buộc phải cúng gà trống thì mọi người đã không còn quá chú trọng đến việc cúng gà trống hay mái.

Tục cúng gà ở Việt Nam - Nét đẹp cổ truyền trong văn hóa tâm linh

Trong thần thoại một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất đã thấy rất lạnh và ẩm thấp. Ngài bèn sai mười mặt trời chiếu sáng suốt mười ngày mười đêm để sấy khô mặt đất nhưng lại quên không thu hồi các mặt trời lại nên đã làm cho đất đai, cây cỏ và con người khốn đốn vì nắng hạn.

Lúc bấy giờ, có chàng dũng sĩ tên Hậu Nghệ đã giương cung bắn rụng chín mặt trời, còn lại một mặt trời cuối cùng vì quá sợ hãi nên đã bay lên trời cao trốn biệt. Và thế là mặt đất trở lại sự tăm tối, con người và các loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời về chiếu sáng nhưng chẳng con nào gọi được, duy chỉ có con gà trống mạnh mẽ cất tiếng gáy to vang dội khiến mặt trời tò mò quay trở lại và chiếu sáng cho cả mặt đất. Từ đó trở về sau, hình tượng con gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ.

Hình tượng gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ

Ngoài ra, con gà còn là 1 trong 12 con giáp với ý nghĩa biểu tượng của sự cương trực, mạnh mẽ. Còn trong văn học, hình ảnh con gà trống là đại biểu cho 5 đức tính lớn là:

  • Văn - Mào gà như đội mũ, thân gà có lông óng ánh như quần áo là biểu tượng của quan văn
  • Võ - Chân cứng và có cựa chọn, sắt bén như vũ khí là biểu tượng của quan võ
  • Dũng - Sức chiến đấu mạnh mẽ, oai phong để bảo vệ bầy đàn của mình
  • Nhân - Tìm thấy thức ăn luôn kêu gọi bầy đàn của mình lại ăn cùng
  • Tín - Luôn cất tiếng gáy vang dội vào mỗi buổi sáng sớm để đánh thức mọi người dậy

Từ những đặc điểm trên, giải đáp cho câu hỏi “cúng gà trống hay mái” thì người xưa đã lựa chọn gà trống làm lễ vật trong các dịp cúng chứ không lựa chọn gà mái hay là gà trống thiến. Trong ngày Tết, trên mâm cúng giao thừa và mùng 1 Tết nhất định không thể thiếu gà trống luộc với bông hồng đỏ gắn trên mỏ gà. Việc gắn thêm hoa ngoài việc để trang trí thì đây còn là biểu tượng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời thức dậy, báo hiệu ngày đầu tiên trong năm đã đến.

Cúng gà trống hay mái vào dịp lễ nào?

Ngày nay, cúng gà trống hay mái đều có thể được dùng làm lễ vật trong mọi dịp cúng thông thường, trừ những ngày lễ cúng quan trọng như cúng giao thừa, cúng Ông Táo, Thần Tài thì bắt buộc gia chủ phải dùng gà trống để cúng. Theo như phong tục dân gian đã đề cập ở trên, gà trống gáy vào buổi sáng và báo hiệu ngày đầu tiên của năm mới đã đến với ý nghĩa mong cầu một năm mới sáng lạn, công danh, sự nghiệp, tiền tài rộng mở và cầu cho một năm mới thật nhiều mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Có thể cúng gà trống hay mái, tuy nhiên tốt nhất nên lựa chọn gà trống để cúng

Hơn thế nữa, gà trống thường có thân hình to lớn hơn gà mái, đầu gà có mào nên khi làm thịt cúng, luộc chín và đặt lên dĩa nhìn rất đẹp mắt và tạo sự uy nghiêm hơn so với gà mái. Với những lý do trên, người ta thường sử dụng gà trống để cúng trong hầu hết các buổi lễ cúng.

Với những dịp cúng khác, người xưa cũng cho rằng cúng gà mái tơ cũng thể hiện ý nghĩa mang đến may mắn, bình an cho gia chủ. Những gia đình cầu mong con cái, sử dụng gà mái làm lễ vật mang ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở. Ngoài ra, thịt gà mái rất ngọt, béo và thơm hơn so với gà trống nên ăn chung với cơm rất bắt miệng. Khi cúng gà mái, có thể để nguyên con nhưng thường người ta sẽ chặt ra dọn đĩa.

Nhìn chung, dù là vào dịp cúng nào đi chăng nữa thì việc lựa chọn cúng gà trống hay mái đều là một lễ vật cúng quan trọng, cần phải có trong mâm cúng mà gia chủ cần chuẩn bị để dâng lên cho ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn của mình. 

Bài viết trên đã trình bày chi tiết ý nghĩa việc chọn cúng gà trống hay mái trong các dịp lễ cúng của người Việt Nam. Hình ảnh con gà mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc và hầu hết trong mọi lễ cúng thì gà trống là sự ưu tiên.

#Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái #Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái #Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái #Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái #Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái #Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/