Thông Tin Về Lễ Cúng

ĐƯA ÔNG BÀ NGÀY NÀO? HƯỚNG DẪN LÀM MÂM CƠM ĐƯA ÔNG BÀ MÙNG 3 HOẶC MÙNG 4 TẾT

ĐƯA ÔNG BÀ NGÀY NÀO? HƯỚNG DẪN LÀM MÂM CƠM ĐƯA ÔNG BÀ MÙNG 3 HOẶC MÙNG 4 TẾT

Đưa ông bà ngày nào sau Tết?. Mâm cỗ ngày Tết thể hiện sự khéo léo, chu toàn của gia chủ, đồng thời cũng là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta. Từ Bắc, Trung, Nam, mỗi miền là một phong tục khác nhau nhưng tựu trung lại, những mâm cỗ đều là cái hồn, tinh hoa ẩm thực dân tộc.  Tết này đưa ông bà ngày nào? Đưa ông bà ở miền Nam hay lễ hóa vàng ở các vùng miền còn lại là tục lệ dịp Tết hàng năm của người Việt. Lễ này thường được thực hiện vào ngày Mùng 3 hoặc Mùng 4 Tết hàng năm.  Trong ngày này, gia chủ thường bày một mâm cỗ nhỏ nhằm thể hiện sự kính trọng, đây cũng là dịp để người trong nhà tụ họp, bày tỏ lòng thành đến các bậc tổ tiên. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, con cháu cũng sẽ cố gắng sắp xếp, quây quần bên nhau vào ngày mùng 3 Tết để làm lễ đưa ông bà. Hướng dẫn cách cúng đúng theo phong tục Lễ vật đưa ông bà gồm những gì? Lễ vật đưa ông bà là một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện sự thành kính, trân trọng đối với ông bà và tổ tiên. Tất cả phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, không được để thiếu bất kỳ thứ gì. Vậy Mùng 3 Tết cúng gì? Theo tục lệ thông thường, lễ vật cần chuẩn bị bao gồm ngũ quả, rượu trắng, trầu cau, đèn nến, bánh kẹo, nhang, hoa quả cùng với mâm cỗ chay hoặc lễ mặn và hai cây mía. Theo tục lệ xưa, hai cây mía này chính là đòn gánh vàng cho người ở cõi âm, đồng thời cũng có tác dụng xua đuổi quỷ dữ. Văn khấn lễ tạ năm mới (mồng 3 hoặc mồng 4 Tết) Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. - Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần - Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng Ba tháng Giêng năm ….. Tín chủ chúng con ... Ngụ tại ... Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới. Kính xin: lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo. Mâm cỗ hóa vàng ngày Mùng 3 Tết gồm những gì? Mâm cỗ cúng ông bà vào mùng 3 là bữa ăn cuối cùng của các bậc gia tiên trong ngày Tết trước khi về với cõi vĩnh hằng, vì vậy nó cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tấm lòng thành kính nhất đến từ gia chủ. Tùy vào điều kiện khác nhau mà mỗi gia đình sẽ có cách bày mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâm cỗ vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như bánh chưng xanh, nem rán, giò chả, gà luộc, xôi và các loại hoa quả tươi, đẹp mắt và ngọt lành. Nguyên liệu quan trọng nhất trong mâm cỗ mùng 3 chính là gà luộc. Con gà luộc được ngon, vàng, đẹp mắt sẽ là dấu hiệu cho một năm mới thuận lợi, hứa hẹn nhiều thành công và hạnh phúc cho gia chủ. Gà được chọn thắp hương thường sẽ là những con gà trống to, khỏe mạnh, có cặp chân chắc chắn và được xếp dáng cẩn thận, đẹp mắt. Bạn có thể nhận ra ngay sự chỉn chu, cẩn thận của một gia đình khi nhìn qua cách họ xếp gà trên mâm cỗ đấy.   Bánh chưng, dưa hành cũng là một cặp đôi không thể vắng mặt trong mâm cỗ đưa ông bà ngày Mùng 3 Tết. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, là nơi con người sinh ra và lớn lên, ý nghĩa biết bao. Đây là vật phẩm được chắt chiu từ những gì tinh túy nhất dâng tặng lên ông bà, tổ tiên, ăn kèm với món dưa hành chua cay tròn vị càng thêm ngon mà không hề gây ngán. Với mâm cỗ miền Nam, bánh chưng thường được thay thế bằng bánh tét tròn, là một thức quà ngon không kém. Canh măng nấu móng giò là món ăn đậm đà tình dân tộc, khiến mâm cỗ đầu xuân thêm phần trọn vẹn. Tuy đơn...

BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẾT HÀN THỰC

BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẾT HÀN THỰC

BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẾT HÀN THỰC Theo truyền thống, vào ngày 3/3 âm lịch, người Việt lại nhộn nhịp chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Hàn thực. Vậy mâm lễ cúng Tết Hàn thực bao gồm những gì, chuẩn bị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được mâm lễ cúng chuẩn và đầy đủ nhất. Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực đầy đủ Mỗi năm cứ vào dịp Tết Hàn thực mùng 3.3 Âm lịch, mọi gia đình người Việt lại tấp nập chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chuẩn phong tục nhất để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên của mình. Tết Hàn thực được dịch nghĩa theo nghĩa chữ Hán thì "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là Tết ăn đồ lạnh. Lễ tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Và từ sự giao lưu văn hóa nên vào ngày 3.3 âm lịch người Việt cũng tổ chức lễ tết này, tuy nhiên, ở mỗi nước lại có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng. Những cuốn sách như 100 điều cần biết về phong tục Việt Nam hay Văn khấn nôm tại nhà – Tập văn cúng gia tiên hướng dẫn khá kỹ về cách chuẩn bị mâm cúng cho Tết Hàn thực. Theo đó, mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực gồm: bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau. Cụ thể, cách chuẩn bị từng món trên mâm cỗ cúng đủ đầy, trọn vẹn như sau: Bánh trôi, bánh chay Trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực, không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay. Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê. Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Cách làm bánh trôi, bánh chay Bánh trôi và bánh chay có nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích ”bọc trăm trứng” của bà Âu Cơ. Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm. Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm; được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có hương vị đặc biệt riêng. Hương, hoa, trầu cau Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.   Ly nước sạch Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, một ly nước sạch là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ. Nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: "Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?". Ly nước sẽ giúp chúng ta soi lương tâm của mình có trong sáng, lương thiện hay không. Mâm ngũ quả Ngoài những thực phẩm trên, các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với khoảng 5 loại quả. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ...

BÀI VĂN KHẤN & MÂM CÚNG TẤT NIÊN

BÀI VĂN KHẤN & MÂM CÚNG TẤT NIÊN

Tết cổ truyền dân tộc là một trong những dịp mà mọi người mong chờ nhất năm. Và vào ngày 30 Âm lịch, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm và bài cúng tất niên. Vậy tại sao lại có tục lệ này? Ý nghĩa của chúng là gì? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta mà không phải ai cũng biết. Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây: 1. Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm 2. Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam 3. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? 4. Nên cúng tất niên lúc mấy giờ? 5. Văn cúng tất niên đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam Cúng tất niên - một lễ Tết cổ truyền của dân tộc 1. Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm Đối với người Việt Nam, Tết âm lịch chính là ngày vui sum họp, ngày đoàn tụ của người thân yêu, bạn bè, họ hàng. Chính vì thế, lễ tất niên chiều 30 Tết là ngày thiêng liêng của gia đình. Ngoài ý nghĩa sum họp, việc cúng tất niên còn là một nghi thức tiễn đưa năm cũ, chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng, mời ông Công ông Táo tiếp tục về trần gian để cai quản việc Đất, việc Nhà, việc Bếp núc. Thông thường, lễ cúng tất niên sẽ diễn ra vào ngày 30 Tết âm lịch, nhưng có những gia đình điều kiện không cho phép thì sẽ làm lễ cúng vào các ngày 27, 28 hay 29 âm lịch. 2. Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam Chúng ta đều biết mỗi địa phương sẽ có phong tục tập quán riêng, và nghi thức cúng tất niên cuối năm của 3 miền Bắc - Trung – Nam sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có một số đồ cúng mà ở cả 3 miền đều có như: mâm ngũ quả, tiền vàng, hương nến, hoa tươi, bánh kẹo, rượu, trầu cau, trà,... Nếu có sự khác nhau thì thường khác nhau ở mâm cơm cúng, có nơi cúng mâm cỗ chay, còn có nơi cũng mâm cỗ mặn, hay các món cúng khác nhau,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc: Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng tất niên sẽ chia theo lượng bát đĩa. Thông thường sẽ là 6 bát, 6 đĩa, còn với mâm cỗ lớn là 8 bát, 8 đĩa. Mâm cúng Tất niên thường được đặt ở trong nhà Bát thì đựng các món ăn truyền thống như: bát móng giò hầm, miến nấu lòng gà, bát canh mọc,... Đĩa gồm: đĩa xôi, đĩa gà luộc (thịt gà thì phải là thịt gà trống), đĩa giò lụa, đĩa dưa hành, đĩa thịt lợn luộc,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Trung: Ở mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung không chia làm bát với đĩa như ở miền Bắc, mà gồm nhiều món ăn được chế biến thịnh soạn, bày lên một mâm cỗ đầy đủ: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt heo luộc, bát canh măng, cá chiên hay ram,... Ở một số nơi thì cúng cả nộm, các món gỏi, hay nem lụi, chả tôm,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Nam: Mâm cỗ cúng của người miền Nam cũng thường gồm những món ăn truyền thống như canh măng nấu xương, thịt heo luộc, chả giò, đĩa nem, củ kiệu, hay gỏi tôm thịt, thịt kho tàu,... Quý khách có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng tất niên trọn gói tại Đồ Cúng Tam Long để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, nhân dịp mừng xuân Canh Tý - Phúc Lộc Như Ý và để tri ân khách hàng đã luôn đồng hành cùng với Đồ Cúng Tâm Linh, chúng tôi mong muốn gửi gắm chương trình khuyến mãi Tết 2020 này dành đến cho khách hàng: Chương trình Tặng quà Tết: Mừng Xuân Canh Tý - Phúc Lộc Như Ý Áp Dụng: Dành cho đơn hàng trên 1 triệu. Thời gian áp dụng: từ ngày 1/1/2020 đến 21/1/2020. Quà Tặng Bộ 2 ly cao cấp Tâm Linh. Ngoài ra, tại Đồ Cúng Tâm Linh còn thực hiện chương trình cúng thần tài: "ĐẶT MÂM CÚNG - TRÚNG VÀNG THẬT". Minigame Bốc Thăm Trúng Vàng Thần Tài. Đặt mâm cúng, nhận ngay cơ hội may mắn trúng Thần Tài Bằng Vàng Thật. Dành cho tất cả đơn hàng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 10h ngày 03/02/2020. 3. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? Nhiều người thường thắc mắc cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời thì mới tốt? Tuy nhiên, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam thì cúng tất niên ở trong nhà. Mâm cơm cũng...

Bài văn khấn và mâm cúng tết đoan ngọ

Bài văn khấn và mâm cúng tết đoan ngọ

BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ Cúng Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết diệt sâu bọ) ở Việt Nam là một trong những phong tục có từ lâu đời, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tùy mỗi địa phương mà người dân sẽ ăn Tết theo những cách thức và sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Vậy thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ ra sao và cần chuẩn bị những đồ lễ gì trong ngày lễ Tết đoan ngọ? Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây: 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa 5. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những loại trái cây gì? 6. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào? 7. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ Theo những lời truyền tụng từ dân gian ngày 5 tháng 5 được gọi là ngày cúng Tết Đoan Ngọ vì “ đoan” có nghĩa là ở giữa, là thẳng vì vậy có nơi còn gọi ngày 5 tháng 5 là ngày Tết đoan ngũ. Đặc biệt, ở các vùng quê nông thôn Việt Nam ngày 5 tháng 5 có tên gọi thân thuộc hơn là ngày “ giết sâu bọ” lý do lý giải cho tên gọi này đó là do thời tiết ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng tháng 5 âm lịch là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng, sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều làm hại tới mùa màng cũng như làm ảnh hưởng tới việc trồng trọt, làm hoa màu của người dân. Vì vậy, người nông dân trước đây quan niệm rằng khi làm lễ cúng vào ngày này thì trời đất sẽ phù hộ cho con người không bị sâu bọ phá hoại mùa màng, hoa màu nữa. Cúng Tết Đoan Ngọ - một phong tục truyền thống của Việt Nam   2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ Tắm bằng thảo mộc: Để xua đi tà khí trong cơ thể con người, người xưa tương truyền rằng nếu và ngày tết Đoan Ngọ con người tắm bằng các loại thảo mộc thì tà khí sẽ được xua tan mang lại tinh thần thoải mái cho con người. Hái lá thuốc: Vào 12h trưa ngày 5 tháng 5 hàng năm các bà các mẹ thường đi hái các loại lá cây quen thuộc thường để làm thuốc như lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần. Phóng sinh: Để tu nhân tích đức cho gia đình và người thân người ta cũng thường phóng sinh vào ngày tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, phóng sinh cũng là phương pháp loại bỏ những chuyện đau buồn một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đi lễ chùa cầu phật, cùng người thân của mình đi làm từ thiện...Những việc làm ý nghĩa ấy sẽ giúp bạn có một cái tâm trong sạch, thanh tịnh. Quét dọn phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh thường là nơi "trú ngụ" của rất nhiều vi khuẩn, côn trùng gây hại. Vì thế dọn dẹp phòng vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe một các tốt nhất, phòng tránh được những căn bệnh gây hại. 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam có các lễ vật sau: Xôi lạc và thịt vịt Hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp Các loại quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu… Các loại bánh như bánh tro,chè trôi nước; cơm rượu nếp; bánh bá trạng... Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ đầy đủ   4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa Bánh tro Bánh tro và nhiều nơi trong khu vực miền nam gọi là bánh ú, một loại bánh dân giã được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói trong lá chuối, lá dong. Bánh tro dễ ăn, thanh mát và bên trong có nhân mặn (thịt kho) hoặc nhân ngọt (đậu xanh với đường/mật) cũng có nơi gói bánh không có nhân và khi ăn có thể chấm kèm với mật mía. Chè trôi nước Với người miền Bắc, đặc biệt món chè trôi nước chỉ được dùng để cúng trong ngày tết Hàn thực thì món chè được làm từ gạo nếp, với nhân đường hoặc nhân đậu xanh này là được người dân miền Nam cúng Tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước thường được nấu với mật mía hoặc với đường phèn thêm một chút gừng tươi nên...

CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM

CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM

  CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM Bạn chưa biết lễ cúng khai trương đầu năm cầu tài lộc phải chuẩn bị như thế nào cho chuẩn. Và liệu cúng khai trương đầu năm cần những gì bạn có biết? Hãy để Đồ cúng Tâm linh hướng dẫn chi tiết cho bạn. Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa của cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc 2. Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới 3. Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân? 4. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng khai trương đầu năm 4.1. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương 4.2. Cách chọn trái cây cúng khai trương 4.3. Cách trình bày mâm lễ cúng khai trương 2020 5. Bài văn khấn cúng khai trương năm 2020 1. Ý nghĩa của cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc Người Việt Nam thường có câu tục ngữ “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Vì vậy, những gì là lần đầu tiên, mới mẻ thường được mọi người rất chủ tâm, quan trọng và cẩn thận. Bạn là người có một cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,… sắp khai trương thì cần phải cúng khai trương đầu năm mới vì lễ cúng khai trương đầu năm mang ý nghĩa rất quan trọng cho việc kinh doanh, buôn bán của bạn sắp tới. Ý nghĩa của việc cúng khai trương đầu năm Cầu tài lộc. Cúng khai trương đầu năm được biết đến với ý nghĩa là nghi thức cầu tài lộc, may mắn, mua may bán đắt khi gia chủ mở đầu việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất các cửa hàng, quán ăn, công ty, văn phòng, doanh nghiệp,… trong một năm mới. Thông báo đến các vị thần – cầu mong sự bình an vô sự. Lễ cúng khai trương đầu năm ngoài để cầu tài lộc mà còn để trình báo đến các đấng tâm linh như thần thổ địa, ông thần Tài, các bậc vong linh và các vị thần cai quản vùng đất mà cửa hàng, quán ăn,… của gia chủ tọa lạc. Việc báo cáo này cũng là sự cầu mong được các vị thần che chở, giúp đỡ cho công việc làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi. Phù trợ thành công. Nhân gian thường có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, tức là việc tính toán, sắp xếp, tiến hành chiến lược kinh doanh là của con người còn quyết định thành công hay thất bại là tại ông Trời. Do vậy, làm lễ cúng để được các đấng tâm linh, các vị thần phù hộ cho công việc làm ăn. 2. Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới Việc kinh doanh, buôn bán của gia chủ có thuận lợi, thành công hay không còn phải phụ thuộc vào việc có những ngày tốt nào và bạn chọn được ngày tốt nào trong tháng đầu năm mới để tiến hành lễ cúng khai trương. Cách chọn ngày lành tháng tốt để cúng khai trương đầu năm Ngày lành là ngày phù hợp nhất với gia chủ - người chủ, người lãnh đạo việc làm ăn kinh doanh về mọi mặt. Có thể xác định ngày lành trong tháng cho gia chủ theo tuổi, sinh mệnh. Do đó, mỗi người gia chủ sẽ có những ngày lành khác nhau chứ không phải chỉ một ngày nào đó trong tháng. Bên cạnh chọn ngày lành, gia chủ còn phải chọn giờ tốt (còn gọi là giờ hoàng đạo) trong ngày lành đó để lễ cúng được diễn ra hiệu quả nhất. Việc chọn giờ tốt, ngày lành để cúng khai trương đầu năm rất quan trọng, nó quyết định việc thành công hay thất bại, thuận lợi và những khó khăn mà việc kinh doanh, buôn bán gia chủ phải đối mặt trong năm tới. 3. Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân? Hiện nay, nhiều gia chủ khi cúng khai trương đầu năm không biết nên đặt bàn cúng ở trong nhà hay ngoài sân để chuẩn nhất? Đồ cúng Tâm linh sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Nên cúng khai trương đầu năm trong sân hay ngoài sân là hợp lý Thông thường, lễ cúng khai trương đầu năm mơi được gia chủ các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng,… chuẩn bị rất đầy đủ, trang trọng và cần phải đặt cúng ở ngoài sân chứ ít cúng ở trong nhà. Lý do đặt mâm cúng khai trương đầu năm ở ngoài sân là mục đích của lễ cúng của gia chủ là để báo cáo với các vị thổ thần, trời đất và cầu may mắn. Có những gia đình đặt mâm cúng ngày khai trương ở trong nhà là không đúng nghi lễ. Do đó, đặt ở ngoài trời không gian thoáng đãng, việc báo cáo được suôn sẻ, thuận lợi hơn ở trong...

BÀI CÚNG KHAI TRƯƠNG

BÀI CÚNG KHAI TRƯƠNG

BÀI CÚNG KHAI TRƯƠNG Để bắt đầu công việc được thuận lợi, kinh doanh được thuận buồm xuôi gió thì phong tục được người Việt chú trọng đầu tiên đó là làm lễ cúng khai trương. Đặc biệt, trong lễ cúng điều đáng quan tâm đó là bài cúng khai trương, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn, bài cúng khai trương đúng và chuẩn nhất để khấn khi cúng. Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ cho các bạn về cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương và bài cúng khai trương sao mới đúng? Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa của bài văn cúng khai trương 2. Chuẩn bị vật lễ cúng khai trương đầu năm 3. Bài cúng khai trương cửa hàng, quán, công ty Bài cúng khai trương cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1. Ý nghĩa của bài văn cúng khai trương Lễ cúng khai trương không những giúp cho họ gặp nhiều may mắn, điều tốt đẹp mà còn giúp họ tránh được những rủi ro, xui xẻo mà có thể xảy ra. Chính vì thế, ngày càng nhiều người tiến hành nghi thức này trước khi bắt đầu một công việc làm ăn của mình. Đối với những loại hình buôn bán nói chung và cửa hàng, công ty nói riêng thì bài cúng khai trương quán hay bài cúng khai trương đầu năm dành cho các doanh nghiệp kinh doanh mua bán thì rất cần thiết để ngày khai trương được thành công. Bài cúng khai trương đóng vai trò quan trọng, nó thể hiện cách thức bày tỏ những mong muốn trong việc làm ăn. Ngày khai trương được xem như ngày bắt đầu chính thức bắt đầu vòng xoay chu kỳ của công việc làm ăn trong năm. Đây là sự khởi đầu với những kỳ vọng mới, mục tiêu mới cho sự nỗ lực của tập thể trong quán, cửa hàng, công ty. Niềm tin này xuất phát từ quan điểm của người Việt vào sự tồn tại của thần thánh. Những  vị thần cai quản từ sự sống đến cái chết. Thậm chí còn quyết định tiền tài, đất đai,.. do đó những nghi lễ đã được hình thành nhằm tưởng nhớ, ghi công ơn đối với họ. Niềm tin là hiện diện thứ vô hình. Hay theo triết học thì những gì khoa học chưa chứng minh được, mặt tâm linh sẽ tạm thời  đảm nhận điều này. Gây dựng niềm tin, tự tin vào bản thân mình. Từ đó tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các ông chủ, bà chủ làm kinh doanh để đưa ra những quyết định sáng suốt và sáng kiến đột phá. 2. Chuẩn bị vật lễ cúng khai trương đầu năm Sau khi chọn được ngày tốt, người chủ sẽ tiến hàng chuẩn bị các lễ vật để dâng lên thần linh. Tùy vào từng vùng miền mà có phong tục tập quán khác nhau mà chuẩn bị mâm lễ cúng khai trương đầu năm theo lễ nghĩa của vùng ấy. Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho lễ cúng khai trương đầu năm Sau đây, là các lễ vật thường có trong mâm lễ cúng khai trương của người miền Nam: Một dĩa trái cây ngũ quả (Ngũ quả chỉ tính dựa trên loại quả chứ không tính số lượng, bạn có thể chọn: Mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dứa,...) Một bình hoa (Có thể dùng hoa cúc kim cương, hoa đồng tiền hoặc hoa lay ơn) Đèn cầy (1 cặp) Gạo (1 chén) Muối (2 chén) Trà (1 ly lớn hoặc rót ra 3 ly nhỏ) Nước lọc (3 ly nhỏ) Rượu (3 ly nhỏ) Trầu cau (3 trái cau và 5 lá trầu) Giấy tiền cúng khai trương Nhang Bánh kẹo  Bia (5 lon) Nước ngọt (5 lon) Xôi (5 phần xôi gấc hoặc xôi lá dứa) Chè ( 5 phần chè đậu trắng hoặc chè trôi nước) Cháo trắng (5 chén) Gà luộc (gà trống không bị rách da) Bánh bao (1 dĩa 10 cái) Heo quay sữa Bộ Tam Sên cúng khai trương Mâm cúng khai trương được đặt ở ngoài sân Ngày nay, cuộc sống bộn bề công việc cần phải lo toan, không có nhiều thời gian tìm hiểu và sắm sửa lễ vật cúng kính, khiến cho bạn khó mà chuẩn bị được một cúng đủ đầy. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Linh để được chúng tôi tư vấn và chuẩn bị một mâm cúng khai trương đầu năm đủ đầy và ý nghĩa, tiết kiệm được chi phí và thời gian. 3. Bài cúng khai trương cửa hàng, quán, công ty Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con xin kính lạy quan Đương Niên hành...

CÚNG DỜI VĂN PHÒNG

CÚNG DỜI VĂN PHÒNG

CÚNG DỜI VĂN PHÒNG Việt Nam là đất nước mà con người luôn coi trọng phong thủy, chính vì vậy khi làm lễ cúng các gia đình hoặc người đứng đầu của các đơn vị luôn xem thời gian ngày lành tháng tốt để thực hiện. Ngoài xem ngày, giờ mỗi gia chủ, người đứng đầu sẽ chuẩn bị một lễ vật để thể hiện lòng thành của mình. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các thủ tục cúng chuyển văn phòng - một trong các hình thức cúng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nội dung bài viết 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng 2.3. Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới 2.4. Bài văn khấn cúng nhập trạch chuyển văn phòng mới 3. Những lưu ý khi cúng chuyển văn phòng mới 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng Với mong muốn công việc làm ăn, buôn bán, kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ, các gia chủ, giám đốc hay người đứng đầu của một công ty, doanh nghiệp rất quan tâm việc cúng khi chuyển văn phòng. Thêm nữa với quan niệm mỗi nơi đều có các thần linh đại diện cho vị trí đất đó là Thần Tài và Thổ Địa nếu việc di chuyển tới vị trí mới không thông qua hai vị thần này rất có thể sẽ bị quấy phá hoặc không được phù hộ dẫn tới các hoạt động gặp phiền hà, rắc rối. Cúng chuyển văn phòng mới 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? Tùy theo quan niệm, phong tục của mỗi nơi và cũng tùy theo kinh tế mà mỗi nơi sẽ có cách cúng chuyển văn phòng khác nhau. Tuy nhiên dù làm theo phong tục ở địa phương nào cũng phải thực hiện đầy đủ các bước sau: 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng Việc chọn được ngày tốt là việc đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuyển văn phòng, chọn ngày tốt thông thường sẽ được chọn là ngày hoàng đạo (ngày trời đất giao hòa, muôn việc đều thuận), ngoài việc chọn ngày hoàng đạo cũng nên dựa vào tuổi của người lãnh đạo để chọn ngày phù hợp, nếu ngày hoàng đạo không phù hợp với lãnh đạo thường cũng không được xem là ngày tốt. 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng Lễ cúng được xem là một trong những thủ tục không thể thiếu trong ngày cúng chuyển văn phòng. Lễ chuẩn bị cần có những thành phần sau: Đồ mặn: với những đơn vị bình thường đồ mặn cần thường là một đĩa xôi ( xôi gấc hoặc xôi đỗ) và một miếng thịt heo luộc, nếu muốn chu đáo và có điều kiện hơn có thể thay thế thịt heo bằng một con gà trống luộc hoặc là một con heo quay. Ở khu vực miền Trung mà miền Nam trong lễ cúng chuyển văn phòng đồ lễ mặn còn có thêm tôm, trứng luộc, bánh chưng...tất cả được xếp lên đĩa và được trang trí đẹp mắt. Một đĩa trái cây: thường khi mua đồ cúng trái cây sẽ chọn 5 loại quả, trái cây sẽ là những loại quả tươi ngon, không dập úng, có màu sắc bắt mắt. Hoa tươi: Loại hoa được chuẩn bị thường là cúc vạn thọ, ngoài ra tùy theo sở thích có thể chọn các loại hoa khác như hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền... Cau 5 quả, 5 lá trầu, hương, vàng mã, đèn cầy, rượu, nước trắng, nước trà Ngoài ra chuẩn bị thêm bánh kẹo, thuốc lá, cháo trắng, nổ, bỏng, nước ngọt… Cúng chuyển văn phòng để cầu mong những điều tốt đẹp 2.3 Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới Ở văn phòng cũ: Tại văn phòng cũ đang có bàn thờ các thần linh làm một lễ đơn giản gồm: hoa tươi, nước sạch, rượu, 3 quả cau, 3 lá trầu, vàng mã. Người đại diện xưng tên, thắp hương sau đó khấn xin dọn về địa điểm mới với thổ địa và thần tài. Sau đó chờ tàn 2/3 hương vừa thắp thì có thể hóa vàng. Trong trường hợp muốn chuyển luôn cả bát hương và bàn thờ thần tài thổ địa đi thì cần kỹ càng hơn ở khâu này. Ở văn phòng mới: Tại văn phòng mới cần làm theo các bước sau: Nếu bàn thờ, bát hương bài vị không phải chuyển từ văn phòng cũ về cần sắp xếp bài vụ, bát hương, tượng hai ông thần tài, thổ địa trước sau đó bày các lễ vật đã được chuẩn bị. Tiếp theo là tới việc cúng xin phép các thần linh (xin tài lộc), thổ địa ở địa điểm văn phòng mới chuyển về....

CÚNG VĂN PHÒNG MỚI

CÚNG VĂN PHÒNG MỚI

CÚNG VĂN PHÒNG MỚI Bạn đang muốn tìm hiểu cách cúng văn phòng mới? Bạn chưa biết bài cúng nhập trạch văn phòng mới? Bạn chưa biết mâm cúng nhập trạch văn phòng làm việc mới, lễ cúng văn phòng mới phải chuẩn bị, tiến hành như thế nào? Cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây về lễ cúng chuyển văn phòng mới. 1. Cúng chuyển văn phòng có cần thiết không 2. Cần chuẩn bị gì để cúng văn phòng mới? 2.1 Xác định ngày tốt để chuyển văn phòng 2.2 Đồ lễ cúng chuyển văn phòng 2.3 Bài văn khấn chuyển văn phòng mới 3. Những thủ tục cúng chuyển văn phòng mới 4. Những lưu ý khi cúng chuyển văn phòng mới Hướng dẫn cúng văn phòng mới 1. Cúng chuyển văn phòng có cần thiết không Người Việt Nam ta có một câu “nhập gia tùy tục”, vì vậy bất cứ ai di chuyển đến một địa điểm mới, một vùng đất mới đều phải làm thủ tục cúng. Do đó, khi bạn chuyển văn phòng làm việc mới đến một địa điểm, một vùng khác để làm ăn thì phải làm lễ cúng chuyển văn phòng mới. Lễ cúng văn phòng mới được thực hiện cùng lúc với lễ cúng khai trương văn phòng mới nếu văn phòng mới. Còn nếu đã thực hiện lễ rồi, thì bạn cũng phải thực hiện lễ cúng về văn phòng mới. Phương châm sống của người dân ta là “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Do đó, lễ cúng văn nhập trạch văn phòng mới của bạn cần phải thực hiện để công việc với khách hàng được suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và phát triển thành đạt. 2. Cần chuẩn bị gì để cúng văn phòng mới? Để cúng văn phòng mới, chủ văn phòng cần phải chuẩn bị những yếu tố sau: 2.1 Xác định ngày tốt để chuyển văn phòng Ngày lành tháng tốt là yếu tố quan trọng để được tiến hành lễ cúng chuyển văn phòng mới. Do đó, khi quyết định cúng nhập trạch văn phòng cho bạn phải xem ngày tốt trước, ngày nào cúng được thì mới thực hiện lễ cúng chuyển văn phòng làm việc mới. Ngày tốt là ngày phù hợp phong thủy với tuổi, mệnh, ngày sinh, năm sinh của người lãnh đạo, người chủ văn phòng.  Ngày lễ cúng chuyển văn phòng mới phải là ngày tốt, hợp mệnh, hợp tuổi Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào tháng, ngày hoàng đạo trong tháng đó là những ngày nào, hòa khí của trời đất để chọn ra ngày tốt về văn phòng mới. Bạn nên tham khảo danh sách những ngày tốt trong một tháng để chọn được ngày tốt, phù hợp với văn phòng, chủ văn phòng của mình. 2.2 Đồ lễ cúng chuyển văn phòng Bên cạnh việc cần chuẩn bị về ngày cúng nhập trạch văn phòng mới tốt, đồ lễ cúng chuyển văn phòng mới cũng rất quan trọng. Mâm cúng nhập trạch văn phòng mới có thể cần chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Tuy nhiên, bạn nên làm mâm cúng mặn để tỏ lòng thành ý, cúng như phù hợp với phong tục cúng văn phòng mới từ trước đến nay. Mâm cúng của bạn có thể chuẩn bị theo thành ý, không bắt buộc phải có những gì. Thông thường những món phổ biến tại các văn phòng thường cần chuẩn bị như sau: dĩa hoa quả lớn (thường là mâm ngũ quả), xôi (loại gì cũng được), gà luộc, món xào, heo quay,… Những vị bắt buộc phải có trong lễ cúng nhập trạch văn phòng mới là muối gạo (bỏ chung một bát lớn), nhang, nước trà, rượu trắng và cốc đựng rượu trắng, nước lọc, hoa tươi (hoa cúc, hoa ly,…). 2.3 Bài văn khấn chuyển văn phòng mới Bài lễ cúng chuyển văn phòng mới của công ty tnhh là một phần quan trọng của lễ cúng văn phòng mới. Dưới đây là bài văn cúng vào phòng làm việc mới, bài cúng khi chuyển văn phòng mới chuẩn nhất bạn có thể tham khảo. “Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Ngũ Phương - Ngũ Thổ - Long Mạch - Tài Thần - Định Phúc Táo Quân - Chư vị tôn thần;   Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này. Hôm nay là ngày ...tháng...năm ... , nhằm ngày … tháng … năm ... Âm lịch Con tên là:..........., sinh năm..... (theo tên năm Âm lịch – Canh Tuất, Nhâm Thìn, Canh Ngọ,…) Ngụ tại: (nơi ở người khấn) Hiện đang giữ chức vụ: (người đọc văn khấn) Công tác tại: (Tên văn phòng/cơ quan + địa chỉ) Nay con chọn được ngày lành, tháng tốt. Thành tâm sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày...

CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ

CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ

  Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, kể cả ngày lễ dương lịch và âm lịch. Bên cạnh các ngày lễ trọng đại lớn của đất nước như tết nguyên đán, giỗ tổ Hùng Vương, 2/9, 30/4, 1/5, 20/11, 20/10,… thì ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng, đó là ngày những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Sau đây là một số hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam. Nội dung bài viết 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1 Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu 2.4. Giỗ tổ ngành tóc 2.5. Cúng giỗ tổ ngành buôn bán 2.6. Cúng giỗ tổ ngành mộc 2.7. Ngày giỗ tổ nghề thêu 3. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề Hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề Việt Nam 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề Cúng tổ nghề có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi người làm trong mỗi ngành nghề đó luôn phải nhớ ngày ý nghĩa đó, soạn mâm cúng trang nghiêm để tưởng nhớ: - Cúng giỗ tổ nghề không chỉ tưởng nhớ người sáng lập ra nghề đó mà còn thể hiện sự biết ơn công lao người đã gìn giữ và phát triển ra ngành nghề, giúp nghề nghiệp ngày càng đi lên, càng phổ biến trong xã hội và đem lại thu nhập cao hơn. - Bên cạnh thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã có công sáng lập và phát triển ngành nghề, cúng giỗ tổ nghề còn là cách để những người làm trong ngành xin các Tổ sư phù hộ, dõi theo để công việc làm ăn luôn may mắn, suôn sẻ, tránh được các rủi ro. 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề Bàn thờ tổ nghề mỗi địa phương sẽ có một cách lập khác nhau. Có nơi người ta lập bàn thờ tổ nghề chung với nhau có ở làng nghề hay phường nghề. Ngoài ra, có người lại thích lập ngay bàn thờ tổ nghề ngay tại nhà mình và cúng hàng ngày, rằm hàng tháng và lễ tết nguyên đán. Bàn thờ tổ nghề được lập phổ biến nhất là lập thành miếu, đền cho chung cả làng nghề và phường nghề. 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may Bà tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen,  bà chính là một tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng. Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng Qua tìm hiểu thì hiện vẫn chưa rõ Tổ sư ngành xây dựng là ai, nhưng hàng năm, cứ đến ngày 20/12 âm lịch thì mọi người làm trong ngành xây dựng đều lập mâm cỗ, dọn dẹp bàn thờ tổ để cúng tưởng nhớ những người có công sáng lập ngành xây dựng. Ngành xây dựng không chỉ giới hạn vào những người làm việc tại các công ty chuyên nghiệp mà còn là những người thợ hồ, thợ nề bình thường. Ngoài ngày 20/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề xây dựng, những người làm trong ngành này còn có một lễ cúng đơn giản khác vào ngày 13/6 âm lịch tại nơi làm việc của họ hoặc nơi đang thi công công trình. 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Nghề sân khấu là một nghề đem lại thu nhập khá cao hiện nay nếu chịu khó gắn bó và nhiều bạn trẻ hiện đang thực hiện ước mơ để bước lên sân khấu. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Ngày 12/8 âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề sân khấu, vì ngành sân khấu có rất nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau nên lại có nhiều Ông tổ, bà tổ khác nhau: Nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn. Nghề sân khấu chèo: Phạm Thị Trân. Nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú. Nghề hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh. Nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương. Nghề kịch nói: Vũ Đình Long,… Gần đây, nổi tiếng nhất là nhà thờ tổ nghề sân khấu do nghệ sĩ Hoài Linh tự mình lập nên, nhà thờ khang trang, rộng rãi tọa lạc ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm cứ đến ngày 12/8 âm lịch là các anh chị em nghệ sĩ lại...

BÀI VĂN KHẤN & MÂM CÚNG XE

BÀI VĂN KHẤN & MÂM CÚNG XE

BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG XE Ở Việt Nam, chiếc xe không chỉ được coi như là một phương tiện để đi lại mà còn là đồ vật gắn bó mật thiết với chúng ta. Mỗi khi mua một chiếc xe mới, mỗi người đều mong muốn sẽ có những chuyến đi bình an, may mắn. Bởi vậy, khi mới mua xe bạn cần làm lễ cúng xe mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những gì cho mâm lễ, khi đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng xe trọn gói. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về mâm cúng xe nhé! Ý nghĩa của việc cúng xe Dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.” Việc cúng xe mới hoặc cúng xe vào đầu năm, đầu tháng như nhiều người vẫn làm không phải mê tín dị đoan mà là một hành động tâm linh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nói chung, việc làm lễ cúng xe cho ta thấy được đời sống tinh thần phong phú, nghĩa tình của người Việt, gắn bó với cả những đồ vật tưởng chừng vô tri, vô giác. Trước hết cúng xe thể hiện niềm tin và mong muốn ông bà tổ tiên phù hộ độ trì bình an khi sử dụng xe tham gia giao thông, tránh được những tai nạn, rủi ro đáng tiếc. Không chỉ vậy, vì xe cũng là cơ nghiệp của nhiều gia đình nên khi cúng xe họ còn bày tỏ lòng thành mong được may mắn, làm ăn tấn tới, thuận lợi. Cách chọn ngày cúng xe Thông thường người ta hay tổ chức lễ cúng xe khi mới mua xe về, hoàn tất các thủ tục như làm biển số xe, đăng kí sở hữu. Song với một số người kinh doanh làm ăn, lễ cúng xe còn được tổ chức định kì vào đầu tháng hay đầu năm mới. Tùy vào từng vùng miền và địa hương khác nhau mà ngày tổ chức lễ cúng xe hàng tháng cũng có sự thay đổi. Lễ cúng của người miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Còn người miền Bắc thường cúng xe vào mùng 1 và 15 âm lịch. Các lễ vật trong mâm cúng xe Theo nghi lễ từ trước, lễ cúng xe mới tùy vào vùng miền hay địa phương có phong tục khác nhau sẽ có những lễ cúng riêng. Tuy nhiên, mâm cúng xe ở đâu cũng cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau: 1 bình hoa (bông) đặt bên phải bát hương. 1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc…) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài…) 1 đĩa trái cây. 1 xấp giấy tiền vàng. 1 đĩa gạo muối (muối hột). 3 hoặc 5 ly rượu. 3 hoặc 5 ly trà. 1 ly nước trắng. 2 cây đèn cầy đỏ. 3 hoặc cây hương. Bài Văn Khấn Cúng Xe Mới Mua Chiếc xe nói chung là vật dụng gắn liền với người chủ, tại Việt Nam nó còn là tài sản và có khi là cả một cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe hơi, xe ô tô, hoặc xe khách (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để cúng xe. Nên khi gia đình mua xe hơi mới, thì trước tiên phải ra mắt ông bà, gia tiên nên cúng xe mới với mong muốn mang đến bình an, may mắn cho cuộc sống. Trong phong thủy đây là một lễ nghi không thể nào bỏ qua đó là chuẩn bị lễ cúng xe mới, bởi khi cúng xe mới mang đến sự an toàn, tính mạng cho chủ nhân. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp! Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan! Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan! Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân! Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/