Tết Đoan Ngọ 2024 nhằm ngày nào? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm những gì? Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Nhiều gia đình thường sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng có cơm rượu, quả vải, quả mận,… để dâng lên ban thờ tổ tiên vào ngày này. Vậy Tết Đoan Ngọ là ngày nào năm 2024? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến bạn. 1. Tết Đoan Ngọ Nhằm Ngày Nào Năm 2024? Tết Đoan Ngọ hay còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Ở nước ta, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày diệt sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, đây là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi. Bên cạnh đó, lễ cúng vào 5/5 âm lịch còn gửi gắm hy vọng của người dân vào vụ mùa sau sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, cũng là ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật. Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Năm 2024, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mọi người sẽ ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả như mận, vải,… khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ”. Bởi theo quan niệm xưa, vào ngày 5/5 âm lịch, sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng. 2. Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Cơ Bản Gồm Những Gì? Tùy từng địa phương mà ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được cúng lễ theo cách khác nhau. Tuy nhiên, đa số mâm cúng vào ngày này là mâm cúng chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm có: - Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch. - Cơm rượu nếp, nếp cẩm. - Hoa quả, người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải... Tùy theo địa phương mà mâm cỗ cúng có thể có những nguyên liệu khác như: - Bánh tro: Đây là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc, bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc. - Thịt vịt: Đây là món đặc trưng của người dân miền Trung trong dịp tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn. - Chè trôi nước: Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường. 3. Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Chuẩn Nhất Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. - Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ con (chúng con) là: ... Ngụ tại: ... Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính...
27/05/2024
Đọc thêm »Dịch vụ của chúng tôi Tiệc Ngon! Tiệc Ngon cung cấp dịch vụ tiệc đa dạng như: Tiệc theo mâm hoặc tiệc đứng Buffet cho hội nghị, hội thảo, liên hoan, tổng kết tại các Cơ quan, Công ty, Nhà máy. Tiệc chuyên đề như tiệc hải sản, cá lăng, cá song, cá tầm, lợn mán, nhím, ngỗng, baba, hươu, đặc sản rừng, … tại nhà, hoặc địa điểm khách yêu cầu. Tiệc nhỏ tại gia: giỗ chạp, tân gia, sinh nhật, mừng thọ, … chỉ từ 2 mâm trở lên Phục vụ tiệc cưới trọn gói tại nhà riêng, hội trường. Tiệc Teabreak, finger food. Tiệc nướng BBQ Tiệc chợ quê. Tiệc tại các phòng tiệc tại Khu Du Lich Bến Xưa & Nhà Hàng Kỳ Hòa Tiệc ngon phục vụ khu vực Hồ Chí Minh và Các Tỉnh Lân Cận Tiệc Ngon cung cấp Thực phẩm sạch, an toàn đạt chứng nhận HACCP Tất cả thực phẩm được dùng chế biến đều là thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các món ăn đều được chế biến theo quy trình chuẩn. Chúng tôi luôn cam kết. Giá thực đơn cạnh tranh Nhập thực phẩm tận gốc, phục vụ món đủ đầy, giá thực đơn hợp lý, đó là những tiêu chí hoạt động của chúng tôi. Phục vụ chuyên nghiệp Với đội ngũ điều hành, phục vụ và đầu bếp đều là những người có nhiều kinh nghiệm về tổ chức tiệc, và những đầu bếp nhà hàng giỏi. Chúng tôi là đội ngũ tổ chức tiệc uy tín và chuyên nghiệp.
29/04/2024
Đọc thêm »Những điều cần lưu ý khi về nhà mới Việc tìm hiểu thủ tục về nhà mới cần những gì để chuẩn bị cho tươm tất được người Việt đặc biệt quan tâm và coi trọng. Điều này thể hiện sự mong cầu cho khởi đầu cuộc sống mới với nhiều may mắn, thuận lợi, đồng thời cũng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ đối với tổ tiên. Ngôi nhà mới mang tới hy vọng về sự khởi đầu mới 1. Thủ Tục Về Nhà Mới Cần Những Gì? Nhà mới ở đây có thể là nhà mới xây hoặc mới mua, áp dụng chung cho cả nhà đất, chung cư. Thủ tục về nhà mới thường sẽ được thực hiện trước khi gia chủ chuyển về sinh sống. Theo quan niệm lâu đời của người Việt, thủ tục dọn về nhà mới thường bao gồm những công việc sau: Chọn Ngày Giờ Tốt Lành Bước chọn ngày giờ đẹp được coi là thủ tục về nhà mới cần làm đầu tiên với ý nghĩa mang lại may mắn, xua đi những điều không hay cho chủ nhân. Một số gia đình vì nhiều lý do mà không chuyển về nhà mới ở ngay cũng có thể thực hiện thủ tục chuyển lấy ngày để không bỏ lỡ ngày giờ đẹp. Khâu chọn ngày giờ chuyển nhà sẽ dựa trên tuổi của gia chủ và tính theo lịch âm, đồng thời, nên tránh các ngày sau: Ngày Tam Nương (ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng) Ngày Nguyệt kỵ (các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng) Ngày Dương Công kỵ… Ngày được chọn thường là ngày thuộc hành “Thủy”, tránh chọn ngày hành “Hỏa”. Bởi theo quan niệm phong thủy, thủy tức là nước, tượng trưng cho tài lộc phú quý, còn hỏa tức là lửa, đại diện cho các tai ương, điều không may. Chọn được ngày tốt rồi, còn cần cả giờ đẹp và việc chuyển nhà nên hoàn thành trước buổi chiều hoặc trước 15h, không thực hiện vào ban đêm. Ngày tốt được chọn theo lịch âm tùy vào tuổi gia chủ Cúng Thần Linh, Thổ Địa Người xưa quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá”, tức là mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản. Việc chuyển về nhà mới vì thế cũng cần có sự báo cáo để được chấp thuận, qua đó giúp cho mọi việc được yên ổn, thuận lợi. Không những thế, khi còn ở nơi cũ, theo truyền thống, chúng ta có thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, thổ địa, thần tài nên khi di chuyển chỗ ở, cần cúng xin để chuyển họ đi cùng nhằm tiếp tục bảo vệ và phù trợ cho cuộc sống. Xông, Tẩy Uế Ngôi Nhà Đây cũng là một trong những thủ tục về nhà mới cần lưu ý. Mục đích của việc này là xua đi các loại côn trùng có hại, xua chướng khí, kể cả mùi sơn, vôi vữa và đón chào những điều tốt đẹp. Nguyên liệu dùng để xông có thể là các loại rễ cây có mùi thơm, bột trầm hương hoặc hương liệu. Quá trình thực hiện cần mở rộng tất cả các cửa bao gồm cả cửa chính lẫn cửa sổ để khí xấu được đẩy ra. Bạn có thể đem các nguyên liệu đốt trong siêu đất để khói có thể tỏa rộng khắp nơi. Lưu ý, những chỗ góc tối hoặc ẩm thấp cần xông kỹ hơn. Nguyên tắc xông là từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, kết hợp với dọn dẹp, lau rửa đồ đạc, tường sàn. Tẩy uế, xông nhà cũng là bước cần làm trong thủ tục về nhà mới Chiếu, Bếp Là Những Thứ Cần Chuyển Tới Đầu Tiên Theo quan niệm của người Việt, thủ tục về nhà mới trước tiên là cần mang chiếu và bếp nấu tới. Hai đồ vật này tượng trưng cho hạnh phúc, sự no đủ và ấm áp. Đồng thời, bài vị cúng tổ tiên sau khi đã được làm lễ di chuyển, chủ nhà cũng nên tự tay mang tới nơi ở mới. Nổi Lửa Và Mở Cho Nước Chảy Nước và lửa hai hai yếu tố tượng trưng cho sự sống của con người, đồng thời cũng là biểu tượng của yên vui, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, gia chủ nên nổi lửa để nấu nướng hay đơn giản chỉ là nấu một ấm nước sôi. Đồng thời, có thể mở cho các vòi nước chảy nhỏ một lúc. Những việc làm này thể hiện mơ ước cho một cuộc sống no đủ, dồi dào và đầm ấm, vạn sự như ý. Có thể bật quạt để không khí được lưu thông, thoáng đãng, nhưng lưu ý không chĩa hướng gió ra ngoài cửa chính. Nổi lửa cho bếp – một...
19/03/2024
Đọc thêm »Người công giáo có cúng đầy tháng không? Bạn nên đọc qua Người công giáo có cúng đầy tháng không là một trong những câu hỏi thường gặp khi nói về tập tục tôn giáo trong Kitô giáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình cúng đầy tháng trong công giáo, những nguyên tắc và thực hiện của nó. Cùng khám phá thêm về tập tục quan trọng này trong đời sống tôn giáo của người công giáo. Người Công giáo có cúng đầy tháng không? Chắc chắn rằng có, người Công giáo thực hiện lễ cúng đầy tháng cho con cái của họ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là lễ cúng này thường kết hợp với một nghi lễ tôn thánh hơn, đó chính là bí tích rửa tội trong đạo Công giáo. Lễ cúng đầy tháng không chỉ đơn giản là một dịp vui vẻ như trong truyền thống dân gian, mà còn có ý nghĩa tôn thánh quan trọng. Trong ngày này, đứa trẻ không chỉ chào đời mà còn trở thành một tín đồ Kitô hữu thông qua bí tích rửa tội, với sự bảo lãnh từ bố mẹ. Người Công giáo thường mời gia đình và bạn bè tham dự lễ rửa tội tại nhà thờ, để đánh dấu sự thánh hóa của đứa bé. Người công giáo có cúng đầy tháng không? Bạn nên đọc qua Nghi thức cúng đầy tháng của người Công giáo như thế nào? Sau khi đã xác nhận rằng người Công giáo có cúng đầy tháng, nhiều người có thể muốn biết chi tiết về nghi thức này. Trong ngày lễ đầy tháng, đứa trẻ sẽ được gia đình (bố, mẹ, ông, bà…) đưa đến nhà thờ để tiến hành nghi thức rửa tội. Điều này xuất phát từ giáo lý của Giáo hội rằng mỗi đứa trẻ mới sinh ra mang trong mình bản chất tội lỗi của con người, và nếu bố mẹ là người Công giáo, họ cần phải đảm bảo con cái được rửa tội để được tái sinh trong đức tin. Ngày lễ đầy tháng cũng là dịp để công bố tên cho đứa bé. Đối với người Công giáo, tên gọi không chỉ bao gồm họ và tên mà còn kết hợp với tên thánh, ví dụ như “Giuse Nguyễn Quang Triết” hoặc “Maria Hoàng Thị Phương Linh.” Điều đặc biệt là đạo Công giáo không quá quan trọng việc đứa bé mang họ của cha hay mẹ, và cũng không quan trọng việc đặt tên thánh nam hay nữ. Tại sao người Công giáo lại thực hiện nghi thức cúng đầy tháng? Người Công giáo có cúng đầy tháng không? Câu trả lời là có. Nhưng tại sao họ lại thực hiện nghi thức này? Từ khi đứa trẻ được sinh ra, việc chăm sóc và tôn thánh sự ra đời của một linh hồn mới là điều vô cùng quan trọng. Truyền thống dân gian thường quan tâm đến việc bé là trai hay gái, nhưng trong đạo Công giáo, tất cả đều được thể hiện qua tình yêu thương và tôn trọng. Người Công giáo xem đứa trẻ là một món quà từ Thiên Chúa. Lễ cúng đầy tháng là cách để họ cảm ơn và tri ân Chúa vì món quà này. Đây là dịp để tôn thánh và thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và các thánh thần, không phải vì bà mụ. Mâm cúng đầy tháng tone hồng Xem nghi thức lễ cúng đầy tháng tại ĐẦY THÁNG Nghi thức lễ cúng đầy tháng thường được tổ chức để kỷ niệm và chúc mừng sự ra đời của một đứa trẻ sau khi đạt đủ một tháng tuổi. Một số phần quan trọng của lễ cúng đầy tháng thường bao gồm: Chuẩn bị đồ cúng: Các loại thực phẩm và đồ cúng cần phải được chuẩn bị. Điều này bao gồm xôi chè, mâm trái cây, hoa, và các món ăn khác. Thường có một số món ăn truyền thống mà gia đình thường chuẩn bị. Lễ rửa tội: Trong một số nghi lễ, đứa trẻ sẽ được rửa tội hoặc tắm gội để loại bỏ tà ma và khám phá thế giới. Lễ cúng: Thường có một mâm cúng với các món ăn và đồ cúng. Gia đình và bạn bè thường sẽ cùng nhau tham gia lễ cúng này. Trong một số trường hợp, lễ cúng có thể diễn ra tại nhà thờ hoặc nhà riêng Tặng quà: Người tham dự thường mang theo quà cho đứa trẻ như áo đẹp, tiền, hoặc các món đồ nhỏ khác. Nói lời chúc mừng và cầu nguyện: Trong lễ cúng, thường có những lời chúc mừng đến từ gia đình và bạn bè. Cũng có thể có những lời cầu nguyện cho sức khỏe và hạnh phúc của đứa trẻ. Chụp ảnh và tạo kỷ...
18/03/2024
Đọc thêm »Tham khảo 9 thương hiệu Bỉm Tã nổi tiếng trên thị trường hiện nay Thương hiệu uy tín là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để mẹ quyết định lựa chọn sản phẩm cho con yêu. Các hãng bỉm chiếm giữ đến gần 90% thị phần quảng cáo, thông tin, thảo luận trên mạng xã hội, chuỗi hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử, online seller,… có thể kể đến các thương hiệu: Bỉm Bobby, Pampers, Moony, Huggies, Merries,… Trong bài viết này hãy cùng Dịch Vụ Tâm Linh gọi tên các hãng bỉm hàng đầu đến từ Nhật, Mỹ và nhiều nước khác, đang được các mẹ thông thái cực kỳ yêu thích và kháo nhau cùng mua nhé! 1. Các hãng bỉm hàng đầu đến từ Nhật Bản Bỉm Nhật Bản là một trong những lựa chọn hàng đầu của các mẹ thông thái vì sản phẩm không chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn khắt khe, mà còn được tối ưu về tính năng và chất lượng vượt trội. Dưới đây là 5 thương hiệu bỉm Nhật tốt nhất cho bé: 1.1. Bobby Bỉm Bobby là sản phẩm đến từ thương hiệu Diana Unicharm thành viên của tập đoàn Unicharm Nhật Bản. Bobby là hãng bỉm được nhiều mẹ tin dùng, trong gần 20 năm qua, các sản phẩm của Bobby đã đồng hành cùng hàng triệu em bé Việt từ ngày đầu tiên chào đời. Bảng các loại bỉm thương hiệu Bobby Dòng bỉm Loại bỉm Size bỉm Cân nặng của bé (kg) Khoảng giá/miếng Bỉm Bobby Lõi nén 3mm Miếng lót NB 1 < 1 tháng ~ 1.500 VNĐ NB 2 > 1 tháng ~ 2.400 VNĐ Bỉm dán XS < 5 ~ 3.200 VNĐ S 4-7 ~ 4.200 VNĐ M 6-11 ~ 4.500 VNĐ L 9-14 ~ 5.400 VNĐ XL 12-17 ~ 5.900 VNĐ XXL > 16 ~ 6.600 VNĐ Bỉm quần S 4-8 ~ 5.200 VNĐ M 6-11 ~ 5.700 VNĐ L 9-14 ~ 6.500 VNĐ XL 12-17 ~ 7.100 VNĐ XXL 15-25 ~ 7.800 VNĐ XXXL 20-35 ~ 10.800 VNĐ Tã Boby Đánh giá ưu nhược điểm của bỉm thương hiệu Bobby Dòng bỉm Ưu điểm Nhược điểm Bỉm Bobby Lõi nén thần kỳ 3mm Công nghệ ép lõi đặc biệt cho tã dán và tã quần siêu mỏng nhẹ chỉ 3mm, giúp bé luôn thoải mái mà vẫn thấm hút hiệu quả. Bề mặt miếng lót có 8000 lỗ thấm hút, bỉm dán có 4000 lỗ và bỉm quần có 3000 lỗ thấm hút đột phá; giúp tã thoáng khí hơn gấp 2 lần, đảm bảo bé yêu luôn khô thoáng cả ngày dài. Rãnh rốn Oheso ở miếng lót và tã dán sơ sinh size XS giúp bảo vệ phần rốn của bé sơ sinh luôn khô ráo, tránh viêm nhiễm. Miếng lót và tã dán size XS được bổ sung cream Vitamin E dịu nhẹ.Trong khi đó, bỉm dán từ size S trở lên và bỉm quần được bổ sung tinh chất trà xanh Nhật Bản tạo cảm giác dịu mát cho làn da bé và ngừa hăm hiệu quả. Đệm lưng của tã dán và tã quần được thiết kế siêu mềm với khả năng thấm mồ hôi tức thì cho vùng lưng bé luôn khô thoáng. Hệ thun hông Flexi-fit của tã dán co giãn thoải mái, mềm mại,ôm theo từng cử động của con. Với bỉm quần, hệ thun bụng hông đùi được phủ bằng chất liệu cotton-soft siêu mềm, giảm vết hằn trên da mà, co giãn linh hoạt. Không có đường chỉ báo đầy. 1.2. Merries Bỉm Merries là sản phẩm của nhãn hiệu tập đoàn KAO Nhật Bản. Bỉm Merries được rất ưa chuộng tại Nhật Bản trong những năm qua và được các bà mẹ Việt đánh giá cao về khả năng thấm hút và chống tràn. Các khâu sản xuất bỉm Merries được giám sát chặt chẽ, sản phẩm trước khi ra thị trường cũng được thẩm định nghiêm ngặt, vì vậy các mẹ hãy yên tâm với chất lượng sản phẩm của bỉm Merries nhé. Bảng các loại bỉm thương hiệu Merries Dòng bỉm Loại bỉm Size bỉm Cân nặng của bé Khoảng giá Merries Bỉm dán NB < 5 ~ 4.300 VNĐ S 4-8 ~ 4.700 VNĐ M 6-11 ~ 6.000 VNĐ L 9-14 ~ 7.200 VNĐ XL 12-20 ~ 8.800 VNĐ Bỉm quần M 6-10 ~ 6.700 VNĐ L 9-14 ~ 7.600 VNĐ XL 12-22 ~ 8.500 VNĐ XXL 15-28 ~ 13.300 VNĐ Merries First Premium Bỉm dán NB < 5 ~ 6.400 VNĐ S 4-8 ~ 7.100 VNĐ M 6-11 ~ 8.800 VNĐ Bỉm quần M 5-10 ~ 8.500 VNĐ L 9-14 ~ 9.000 VNĐ XL 12- 22 ~ 12.300 VNĐ Merries GoodSkin Bỉm quần M 7-12 ~ 5.300 VNĐ L 9-14 ~ 6.100 VNĐ XL 12-19 ~ 7.000 VNĐ XXL 15-25 ~ 9.600 VNĐ Đánh giá ưu nhược điểm của bỉm thương hiệu Merries Dòng bỉm Ưu điểm Nhược điểm Merries Công nghệ Wavy Mesh siêu mềm, siêu thoáng khí. Giá thành cao Merries First Premium Chất liệu mềm gấp 2 lần dòng Merries thường. Có lớp đệm khí tăng thấm nhanh. Merries GoodSkin Siêu thấm gấp 5 lần. Thiết kế 2 lớp chống tràn 1.3. Goo.n Bỉm Goo.n được sản xuất bởi Daio Paper Corporation tập đoàn sản xuất giấy hàng đầu Nhật Bản. Bỉm Goo.n đến Việt Nam từ những năm 2000 và nhận được rất nhiều hưởng ứng tích cực từ các bà mẹ Việt. Bảng các loại bỉm thương hiệu Goo.n Dòng bỉm Loại bỉm Size bỉm Cân nặng của bé Khoảng giá Bỉm Goo.n Premium Tã quần M 7-12 ~ 5.300 VNĐ L 9-14 ~ 6.500 VNĐ XL 12-17 ~ 7.100 VNĐ XXL 15-25 ~ 8.300 VNĐ XXXL 18-30 ~ 11.500 VNĐ Tã dán NB < 5 ~ 4.200 VNĐ S 4-8 ~ 4.600 VNĐ M 7-12 ~ 5.000 VNĐ L 9-14 ~ 6.000 VNĐ XL 12-20 ~ 6.500 VNĐ Bỉm...
18/03/2024
Đọc thêm »Nên Cúng Xe Mới Không? Tại Sao Cúng Xe khi mới mua là một thắc mắc của khá nhiều người lần đầu mua xe ô tô. Tuy nhiên đây lại là hoạt động tâm linh khá quan trọng của người Việt khi sở hữu một chiếc Xe mới. Cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu ngay những lý do tại sao chúng ta lại tiến hành thủ tục này. Tại sao phải cúng xe mới? Mâm cúng xe Các hoạt động: cũng như mua nhà mới, mua đất, làm nhà, động thổ… là thường thấy trong văn hóa của người Việt chúng ta. Đây là thủ tục cần thiết khi chúng ta sở hữu một sản phẩm quan trọng, một thứ tài sản mới. Hoạt động cúng xe cũng mang yếu tốt tương tự như vậy. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc cúng xe mới là hoàn toàn cần thiết bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cúng xe mới với người theo đạo Phật là dịp cảm tạ trời đất, các vị thần linh cùng tổ tiên đã phù hộ độ trì có của ăn của để mới mua được xe mới. Đối với những người mua xe mới để kinh doanh, là công cụ kiếm tiền thì việc cúng xe mới còn mang ý nghĩa về tâm linh: Giúp người điều khiển/chủ xe an tâm hơn khi di chuyển trên đường, tránh được những va chạm, tai nạn, rủi ro… Là sự bày tỏ, cầu mong được phù hộ thuận lợi trong kinh doanh, bình an khi di chuyển, giúp xe ít hưu hỏng, gặp vấn đề. Đây còn được coi là một hoạt động tín ngưỡng của nhiều địa phương khi gia đình mua các tài sản mới như: xe khách, xe máy… Cúng xe cần chuẩn bị những gì? Nên Cúng Xe Mới Không? Tại Sao Cúng? * Ngày cúng xe Ngày cúng xe theo người Việt vô cùng quan trọng. Vì thế, chủ xe nên chọn lựa ngày đẹp, hợp với tuổi của mình để triển khai lễ cúng cho suôn sẻ, nhận được nhiều tài lộc. Các giờ Đại An, Tốc Huỷ hay Tiểu Cát đều là thời gian đẹp để chọn cúng xe mới, xuất hành. Nhiều người khá coi nhẹ việc chọn giờ cúng xe và nghĩ cúng giờ nào cũng được. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều người nên chọn kỹ giờ, ngày tháng làm lễ. Các ngày đẹp nhất trong tháng phải kể đến như: mùng 9, 19 và 20. Đối với người kinh doanh dịch vụ mong muốn lái xe thuận lợi, kinh doanh phát tài thì việc cúng xe còn diễn ra định kỳ. Thường các tài xế sẽ thắp hương cúng xe vào 1 và 15 hàng tháng đối với Miền Bắc. Miền Nam thường cúng xe vào mùng 2 và 16 hàng tháng. * Chuẩn bị những lễ vật gì khi cúng xe mới Qua những lý do trên ta đã có thể tìm cho mình lý do tại sao phải cúng xe mới khi mua. Tuy nhiên khi cúng thì cần chuẩn bị các lễ vật là gì? Thì không phải ai cũng biết. Việc chuẩn bị lễ vật thắp hương trong lễ cúng xe là gì lại phụ thuộc vào ăn hoá từng vùng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn cung các lễ vật cần chuẩn bị gồm các đồ như sau: Trái cây Hoa tươi: hoa cúng, cát tường, đồng tiền. Lưu ý hoa phải tươi, không bị dập nát, chưa sử dụng để cúng trước đó. Đồ mặnh (thịt lượn, gà luộc, giò chả…) Gạo muối Giấy tiền vàng bạc 3-5 chén rượu trắng 3-5 chén trà Nước lọc Đèn cầy đỏ (đèn dầu) Hương thắp Trần cau Văn cúng xe mới mua * Địa điểm cúng xe mới ở đâu? Lễ cũng xe mới hầu hết đều làm ở ngoài sân. Trừ các trường hợp bất khả kháng thì mới làm lễ trong nhà. Khi cúng thì nên làm một mâm cũng xe mới ở bàn thờ gia tiên và một mâm ở bên ngoài đặt dần chiếc xe. Những lưu ý khác khi làm lễ cúng xe Để lễ cúng xe được diễn ra thuận lợi, đạt ý nguyện bạn cần lưu ý những điều sau: Làm lễ cúng xe phù hợp với điều kiện kinh tế. Quan trọng nhất của một buổi cúng xe chính là phải thành tâm Bật đèn xe và nổ máy xe để khởi động trong suốt buổi cúng. Ngày cúng trùng ngày mua nên lựa ngày đẹp để mua Đặt đầu xe theo hướng được chuyên gia về phong thuỷ gợi ý Qua bài viết trên đây, bạn đã hoàn toàn trả lời được cho mình câu hỏi tại sao phải cúng xe mới. Những điều trên sẽ giúp bạn vững tin thực hiện một lễ cúng khi rước chiếc xe mà mình ưng ý.
18/03/2024
Đọc thêm »Mâm Cúng Động Thổ Khởi Công Cơ Sở Tạm Giữ Bộ Công An Mâm Cúng với đầy đủ lễ vật Chay - Mặn - Vàng Mã. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề Sỉ Lẻ vàng mã tại Hồ Chí Minh và các tỉnh Lân Cận cùng soạn lễ cho các Sư, Các Thầy tại Việt nam 𝐃ị𝐜𝐡 𝐕ụ 𝐓â𝐦 𝐋𝐢𝐧𝐡 đã khẳng định được Uy Tín - Thương Hiệu trong lòng Qúy Khách Hàng. Các sản phẩm được 𝐃ị𝐜𝐡 𝐕ụ 𝐓â𝐦 𝐋𝐢𝐧𝐡 cung cấp đều đảm bảo chất lượng, mâm cúng đạt chứng nhận An Toàn Thực Phẩm Quốc Tế HACCP. Phần lễ Vàng Mã được trau chuốt kỹ lưỡng, giấy cúng được chọn lọc đẹp, đầy đủ Lễ theo Chuẩn ba miền. Hotline tư vấn nhanh: 𝟏𝟗𝟎𝟎-𝟖𝟔𝟔𝟖𝟏𝟓 Zalo: 𝟎𝟑-𝟕𝟗𝟖𝟗-𝟕𝟓𝟕𝟓 & 𝟎𝟗𝟑-𝟖𝟎𝟗-𝟏𝟓𝟏𝟖 & 𝟎𝟖-𝟓𝟔𝟕𝟔-𝟕𝟓𝟕𝟓 #dongtho #dongtho #độngthổ #mamcungđộngthổ #mamcungdongtho #mamcungdongthổ #mâmcungdongtho #mâmcúngđộngthổ #mamcungdongthogialai #mamcungdongtholamdong #mâmcúngđộngthổcôngtrình_tạihoàminh_liênchiểuđànẵng #mâmcúngđộngthổcôngtrình_tạihoàminh_liênchiểu_đànẵng #mâmcúngđộngthổxâynhàtại_khuđôthịbátùng_hoàquý_ngũhànhsơn_đànẵng #khoicong #khởicông #khởicong #khoicongtttm #khoicongduan #khởicôngxâydựng #khoicongcongtrinh #khoicongsanbaylongthanh #khoicongsanbayphanthiet #khoicongcncamatalongrhanh #catnoc #cấtnóc #cấtnốc
03/01/2024
Đọc thêm »Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Để Cúng Cho Nhiều Gia Chủ Khác Nhau Không? Cuộc sống hiện đại việc sử dụng những dịch vụ thuê mượn và cung cấp mâm cúng không còn xa lạ với người tiêu dùng. Có nhiều khách hàng muốn thuê những vật dụng như chén đũa bình hoa lư nhang từ Dịch Vụ Tâm Linh, tuy nhiên Dịch Vụ Tâm Linh luôn tư vấn khách mua 1 lần dùng nhiều lần và từ chối cho thuê. Vậy vì sao Dịch Vụ Tâm Linh lại quyết định như vậy. Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Cúng Cho Nhiều Gia Chủ Khác Nhau Không? Đầu tiên xuất phát từ nhu cầu cá nhân, Bản thân Dịch Vụ Tâm Linh không muốn đồ vật đã từng xuất hiện trên mâm cúng của một gia chủ khác lại tiếp tục xuất hiện trên mâm cúng của gia đình mình. Thứ hai về vấn đề vệ sinh, tuy những vật được cho thuê sẽ được thu gom và và vệ sinh trước khi cho thuê lượt tiếp theo, nhưng với tâm lý tiêu dùng thông thường thì việc sử dụng lại một vật dụng của một người xa lạ không quen biết sẽ làm cho khách hàng có tâm lý e dè, không thoải mái, và cảm thấy không hợp vệ sinh Thứ ba trong quá trình thuê mướn khi phát sinh những sự cố đổ bể, vỡ nứt thì bên dịch vụ sẽ tính tiền cho khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến những cảm xúc không thoải mái cho khách hàng, vì tâm lý chung khách hàng đã bỏ số tiền lớn ra chi trả cho mâm cúng, chỉ 12 đồ vật bị hư mà vẫn bị tính tiền, khách vẫn sẽ trả nhưng trong lòng không vui. Về phía dịch vụ nếu không thu tiền thì sẽ bị thất thoát chi phí. Thứ tư khi cho gia chủ thuê chén dĩa… trong mâm cúng thì sau đó gia chủ sẽ phải thu gom, dọn rửa sạch sẽ để phía dịch vụ quay lại thu về, như vậy gia chủ sẽ không thực sự thoải mái tận hưởng giây phút thiêng liêng bên người thân gia đình. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng Mâm Cúng Khai Trương Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr. PHUOC Vậy Dịch Vụ Tâm Linh đã làm gì để giải quyết các vấn đề nan giải trên? Mâm Cúng Đầy Tháng Tone Hồng Hiểu được tâm tư và nhu cầu mong muốn có một lễ cúng vừa thoải mái tiện dụng, và nghiêm trang đẹp mắt Dịch Vụ Tâm Linh đã dùng toàn bộ vật dụng là ly chén tô bằng giấy. Những vật dụng khác đều được tâm linh tư vấn bán cho khách với chi phí hợp lý và khách có thể dùng nhiều lần. Mâm cúng của Tâm Linh luôn đảm bảo về vấn đề đúng đủ đẹp và có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trải nghiệm Mâm Cúng Căn Tone Vàng Dịch Vụ Tâm Linh tự hào là đơn vị duy nhất hiện nay có mâm cúng đạt chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm Quốc Tế HACCP. Vì vậy khách hàng của Dịch Vụ Tâm Linh luôn an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với những thông tin trên Dịch Vụ Tâm Linh hi vọng sẽ cho khách hàng thêm cái nhìn đa chiều hơn về mâm cúng của Dịch Vụ Tâm Linh Theo Góc nhìn Tâm Linh!
01/08/2023
Đọc thêm »𝐊Í𝐍𝐇 𝐂𝐇Ú𝐂 𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐏𝐇Ò𝐍𝐆 𝐊𝐇Á𝐌 𝐂𝐇𝐔𝐘Ê𝐍 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐍𝐇𝐈 𝐃𝐑.𝐏𝐇𝐔𝐎𝐂 𝐂𝐇𝐈 𝐍𝐇Á𝐍𝐇 𝐁𝐈Ê𝐍 𝐇Ò𝐀 𝐊𝐇𝐀𝐈 𝐓𝐑𝐔𝐎𝐍𝐆 𝐇Ồ𝐍𝐆 𝐏𝐇Á𝐓 Cảm ơn Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr. Phước đã luôn ủng hộ Mâm Cúng Khai Trương tại 𝐂ô𝐧𝐠 𝐓𝐲 𝐂ổ 𝐏𝐡ầ𝐧 𝐓𝐌 𝐃ị𝐜𝐡 𝐕ụ 𝐓â𝐦 𝐋𝐢𝐧𝐡 Ý 𝐧𝐠𝐡ĩ𝐚 𝐜ủ𝐚 𝐜ú𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐫ươ𝐧𝐠 Lễ cúng khai trương không những giúp cho Gia Chủ gặp nhiều may mắn, điều tốt đẹp mà còn giúp Gia Chủ tránh được những rủi ro, xui xẻo mà có thể xảy ra. Chính vì thế, ngày càng nhiều người tiến hành nghi thức này trước khi bắt đầu một công việc làm ăn của mình. Niềm tin này xuất phát từ quan điểm của người Việt vào sự tồn tại của thần thánh. Những vị thần cai quản từ sự sống đến cái chết. Thậm chí còn quyết định tiền tài, đất đai,.. do đó những nghi lễ đã được hình thành nhằm tưởng nhớ, ghi công ơn đối với họ. Niềm tin là hiện diện thứ vô hình. Hay theo triết học thì những gì khoa học chưa chứng minh được, mặt tâm linh sẽ tạm thời đảm nhận điều này. Gây dựng niềm tin, tự tin vào bản thân mình. Từ đó tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các ông chủ, bà chủ làm kinh doanh để đưa ra những quyết định sáng suốt và sáng kiến đột phá. Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Đầu Tiên Tại Việt Nam Đạt Chứng Nhận 𝐀𝐧 𝐓𝐨à𝐧 𝐓𝐡ự𝐜 𝐏𝐡ẩ𝐦 𝐐𝐮ố𝐜 𝐓ế 𝐇𝐀𝐂𝐂𝐏 𝐂𝐎𝐃𝐄𝐗 𝟐𝟎𝟐𝟎 Luôn có Văn Khấn Chuẩn lễ & Hướng dẫn Cúng Miễn Phí Giao Hàng & Sắp Mâm 24/24 Nhân viên Chuyên nghiệp - Tận tâm - Trách nhiệm Thanh toán Linh Hoạt, Không phải đặt cọc trước Xuất hoá đơn VAT công ty Cam Kết: Xôi Chè Gà nóng hổi khi giao tới P/S: Hình chụp thực tế bởi nhân viên giao hàng và sắp mâm Tâm Linh Tham khảo: https://www.dichvutamlinh.com/mam-cung-khai-truong https://docungtamlinh.vn/mam-cung-khai-truong https://www.mamcungtamlinh.com/mam-cung-khai-truong https://dichvudocungtrongoi.com/mam-cung-khai-truong https://vangmasaigon.com/mam-cung-khai-truong Chỉ đường: https://goo.gl/maps/nQZvMGrkXKpTeX2m7 Tiktok: https://www.tiktok.com/@docungtamlinhvn Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCTIDqmJnlrDMPkn8jt2keZw Hotline - Zalo 24/7: 𝟏𝟗𝟎𝟎.𝟖𝟔𝟔𝟖𝟏𝟓 - 𝟎𝟗𝟑.𝟖𝟎𝟗.𝟏𝟓𝟏𝟖 - 𝟎𝟑.𝟕𝟗𝟖𝟗.𝟕𝟓𝟕𝟓 Địa Chỉ: 39A Tân Chánh Hiệp 26, P.TCH, Q.12 Địa Chỉ: 15 Tân Chánh Hiệp 25, P.TCH, Q.12 #THOINOI #DAYTHANG #KHAITRUONG #DONGTHO #NHAMOI #mamcungthoinoi #mamcungdaythang #docungtamlinh #mamcungtamlinh #dichvutamlinh #mamcungthoinoichay #xoichethoinoi
31/07/2023
Đọc thêm »Dịch Vụ Tâm Linh Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP Codex 2020 Đầu Tiên Tại Việt Nam Tại Việt Nam nhất là khu vực Hồ Chí Minh có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng, đồ cúng lễ đầy đủ. Nhưng để tìm đơn vị cung cấp được mâm cúng đạt chứng nhận an toàn thực phẩm đã hiếm, còn tìm được đơn vị đạt chứng nhận an toàn thực phẩm chuẩn Quốc tế HACCP CODEX 2020 thì chỉ duy nhất Dịch Vụ Tâm Linh đạt mà thôi. Công Ty Cổ Phân TM Dịch Vụ Tâm Linh với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất Vàng Mã, Dịch Vụ Tâm Linh là trung tâm sỉ Vàng Mã Miền Bắc tại Hồ Chí Minh, Chúng tôi kinh doanh vàng mã với thương hiệu Vàng Mã Sài Gòn. Vàng Mã Sài Gòn có đầy đủ vàng mã chuẩn Bắc - Trung - Nam với đa dạng mẫu mã, chất lượng. Có nhiều sản phẩm hiếm mà quý khách không thể tìm thấy ngoài chợ hay cửa hàng khác. Vàng Mã Sài Gòn đã sắp lễ và cung cấp rất nhiều cho các Thầy Cúng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Các Tỉnh khác. Với nhiều năm kinh nghiệm Soạn lễ và sắp lễ cho các Thầy, Dịch Vụ Tâm Linh cung cấp thêm dịch vụ Mâm Cúng Trọn Gói chuẩn lễ, đầy đủ lễ vật nhất.
10/06/2023
Đọc thêm »Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch Người ta tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng "mở cửa mả", có rất nhiều quỷ đói lên quấy phá dương gian nên phải cúng đồ ăn cho chúng để quỷ khỏi quấy nhiễu. Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) cho biết, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là "Phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Hai ngày lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch là lễ Vu Lan và cúng cô hồn đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Ảnh: vanhoaphatgiao Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ… Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn). Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định riêng ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này. Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ. Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ...
13/05/2023
Đọc thêm »Cách tính 49 ngày cho người mất để tổ chức buổi lễ cúng tiễn đưa linh hồn của người khuất xuống suối vàng sao cho chính xác và chuẩn phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Việc hành lễ 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn là một câu hỏi khiến nhiều người đau đầu tìm lời giải. Bài viết sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp mọi người tìm ra lời giải cũng như tìm hiểu kỹ hơn về ngày lễ 49 ngày sau khi mất. Cách tính 49 ngày cho người mất có nguồn gốc ra sao? Lễ cúng 49 ngày (theo tiếng Hán – Việt là chung thất) là 1 tín ngưỡng lâu đời của nước ta. Đây được xem là buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau khi người mất đã qua đời được 49 ngày. Theo Wikipedia – bách khoa toàn thư lớn nhất tại Việt Nam: Phong tục trên được người Việt tính toán dựa theo thuyết nhà Phật ( âm hồn người đã mất khi qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần phán xét kéo dài 7 ngày, rồi sau đó đi qua 1 điện lớn ở âm ti. Sau 7 tuần âm hồn sẽ được siêu thoát. 49 ngày chính là quãng thời gian đưa linh hồn người chết về với cửa Phật. Bên cạnh đó, đây cũng chính là lễ cúng quan trọng đối với người Việt nhằm bày tỏ lòng thánh kính, thương xót, cũng như tưởng nhớ đối với người đã khuất. Lễ 49 ngày được tính từ ngày chôn hay ngày mất? Lễ cúng 49 ngày là một tín ngưỡng của người Việt, đây chính là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng mà người còn sống dành cho người đã khuất. Lễ cúng diễn ra sau ngày người chết qua đời được 49 ngày. Như vậy theo quan niệm của ông bà xưa thì lễ 49 ngày sẽ bắt đầu tính từ ngày mất. Tuần 49 ngày còn được gọi là cúng “chung thất”. Lễ 49 ngày được tính theo vía của đàn ông. Một vía là 7 ngày, bảy vía tính là 49 ngày. Những người theo đạo Phật thường nhờ thầy làm lễ 49 ngày tại chùa cùng với mong ước “quy” người mất về chùa, nương nhờ nơi cửa Phật. Lễ 49 ngày sau khi mất dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua một điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn mới có thể được siêu thoát. Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày cho người đã mất 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn, ý nghĩa là gì? Theo kinh Phật thì người chết sau 49 ngày, thì vong linh của người đã khuất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện lúc còn sống làm nhiều điều tốt đẹp thì về cảnh giới an lành. Ngược lại, làm nhiều điều sai trái thì thọ sẽ phải sanh vào cảnh khổ. Cũng vì lẽ đó, mà người theo đạo Phật thường hay cúng vào ngày chung thất. Mục đích là nhờ sức mạnh của Phật Pháp mà hương linh thác sanh về nơi cảnh lành. Làm lễ 49 ngày có nghĩa là cầu mong vượt linh hồn của người mất vượt qua thế giới tối tăm, vãng sanh an lạc tại nơi suối vàng. Ý nghĩa của phong tục cúng 49 ngày cho người chết theo quan niệm không phải chết sẽ là hết. Tuy không còn trên cõi trần, nhưng vong hồn người ấy vẫn tồn tại và đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà khi còn sống người đó đã gieo tạo nên. Cúng 49 ngày không chỉ có ý nghĩa thể hiện tình cảm thương tiếc & tưởng nhớ đến người chết mà còn có ý nghĩa nhắc nhở những người quá cố hướng tâm về cái thiện để được tái sinh về nơi cực lạc. Lễ cúng 49 ngày là việc tạo công đức cho người đã khuất, đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với người đã khuất, sớm được về cảnh giới an lành và tốt đẹp. Một số điều cần lưu ý trong lễ cúng 49 ngày Bên cạnh biết 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều để vong hồn người mất nhanh siêu thoát. Trong 49 ngày, tang gia không nên sát sanh để làm lễ cúng tế. Làm vậy người mất sẽ không được siêu thoát mà còn thêm tội. Tốt nhất nên ăn chay, cầu nguyện để giúp người mất nhanh siêu thoát. Sắm lễ cúng 49 ngày cũng kỵ việc sát...
13/05/2023
Đọc thêm »